Cá koi bị stress: Điều trị như thế nào cho hiệu quả?
Last Updated on 05/05 by Askoi
Cá Koi cũng giống như các loài cá khác, sẽ rất dễ bị nhiễm bệnh, nhất là bệnh stress. Để chữa trị hiệu quả, người nuôi cần thay nước cho hồ thường xuyên để đảm bảo vệ sinh môi trường sống cho cá.
Nội dung chính có trong bài:
Dấu hiệu khi cá Koi bị stress
Stress là tình trạng thường gặp ở cá Koi. Khi bị stress, dấu hiệu đầu tiên bạn có thể nhận thấy là cá Koi dần dần tách ra khỏi đàn và bơi riêng lẻ, lờ đi nơi khác. Kế đến, ở phần gốc vây của cá sẽ xuất hiện những vết xung huyết, cá Koi bỏ ăn và phản ứng chậm chạp hơn thường ngày.
Những dấu hiệu đầu tiên khi cá Koi bị stress gần giống với tình trạng cá Koi bỏ ăn nên có thể gây ra sự nhầm lẫn. Tuy nhiên, cá Koi bị bỏ ăn sẽ không xuất hiện các vết xung huyết trên cơ thể, thay vào đó là bụng cá có thể nhô ra do táo bón hoặc do ăn quá nhiều. Đây là dấu hiệu điển hình để phân biệt cá Koi có bị stress hay không.
Nguyên nhân cá Koi bị stress
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng stress ở cá Koi như:
- Bị thay đổi môi trường sống đột ngột
- Cá Koi bị các loại vi khuẩn tấn công lên vây, da khiến chúng khó chịu. Những vi khuẩn này có thể gây nên các bệnh nguy hiểm cho cá Koi như bệnh nấm trắng, bệnh ghẻ… mà khi bắt đầu xâm nhập vào cơ thể của cá sẽ khiến chúng bị stress và có những thay đổi trong hoạt động hằng ngày.
- Bắt cá bằng vợt: Cá Koi khi bị bắt bằng vợt có thể bị sốc và hoảng sợ, do đó cần hạn chế sử dụng vợt và bắt cá nhẹ nhàng bằng tay.
- Xuất hiện những động vật ăn thịt xung quanh hồ: Một số loài động vật to lớn hơn cá Koi như chó, mèo, chim thường xuyên luẩn quẩn xung quanh hồ cũng có thể khiến cá Koi cảm thấy sợ hãi và bị stress.
- Chất lượng nước không đảm bảo: Đây là nguyên nhân thường gặp nhất khiến cho cá Koi bị stress vì cá Koi cần được sống trong một điều kiện tốt, ít vi khuẩn thì mới có thể khỏe mạnh được.
Cách điều trị cá Koi bị stress
Sau khi phát hiện những dấu hiệu cho thấy cá Koi bị stress, bạn cần chữa trị cho cá bằng cách sau:
- Thay nước mới cho bể/ao nuôi và bổ sung thêm lượng muối từ 1-3%.
- Tăng cường sục khí và tiến hành vận hành toàn bộ hệ thống lọc nước.
- Tạm thời cho cá ngừng ăn khoảng 1 ngày để tránh làm tăng sự ô nhiễm cho cá.
- Mùa hè cần che chắn cho ao/hồ cá để hạn chế ánh nắng trực tiếp chiếu xuống hồ. Mùa đông tăng nhiệt độ trong bể lên từ 2-3 độ để cá được giữ ấm.
- Khi cá bị nặng hơn thì cần tách cá ra bể riêng để tránh làm ảnh hưởng tới những con cá khác trong đàn.
Nếu bạn không biết cách khắc phục bệnh ở cá koi, bạn có thể tham khảo dịch vụ chữa bệnh cho cá koi của Askoi Farm.
Cách phòng bệnh stress cho cá Koi
Muốn cá Koi sống khỏe mạnh, không mắc các bệnh nguy hiểm thì người nuôi cần thực hiện chăm sóc cá bằng những biện pháp sau đây:
- Tẩy và dọn ao nuôi kỹ trước khi thả cá, bón vôi CaCO3 (đá vôi) hoặc Ca(OH)2, phơi ao để diệt mầm bệnh.
- Cá mua về phải biết rõ nguồn gốc, không bị nhiễm các mầm bệnh. Cá mới bắt về phải được cách ly kiểm dịch.
- Chọn cá giống khỏe mạnh. Trước khi thả nuôi, tắm cá bằng muối 3% để sát trùng vết thương do vận chuyển.
- Cho cá ăn vừa đủ, tránh dư thừa thức ăn làm ô nhiễm nước.
- Ngăn chặn các loài chim hoang dã và chim ăn thịt làm hại cá.
- Sử dụng riêng biệt các dụng cụ cho các ao nuôi khác nhau.
- Trong quá trình nuôi tránh gây sốc cá.
- Không nuôi chung với các loài cá khác có khả năng mang mầm bệnh.
- Vệ sinh môi trường nuôi thường xuyên bằng vôi bột tùy theo độ pH của nước ao. Nếu pH<7, bón 2kg vôi/100m3 nước, pH từ 7-8.5 bón 1kg vôi/100m3, bón định kỳ 2-4 lần/tháng. Pha nước vôi loãng tạt đều ao nuôi để tiêu diệt mầm bệnh.
- Trộn kháng sinh cho cá ăn vào những thời điểm giao mùa hoặc trước khi vận chuyển cá. Sử dụng Sulfamerazine liều lượng 220 mg/kg cá/ngày hoặc Oxytetracyclin 75 mg/kg cá/ngày, cho ăn kéo dài trong vòng 7-10 ngày.
- Khi cá yếu hoặc có dấu hiệu bệnh (thường xảy ra khi thay đổi môi trường nuôi), ngâm cá với Oxytetracyclin liều lượng 10g/100 lít nước, ngâm liên tục từ 5-7 ngày. Trong quá trình điều trị không nuôi nhốt cá ở mật độ quá cao và ngưng cho ăn trong vài ngày.
Cá Koi bị stress sẽ thường bỏ ăn, lâu dần dẫn đến gầy rộc và không còn đủ sức đề kháng để chống lại các bệnh tật khác. Vì vậy, bạn cần chăm sóc cá cẩn thận theo những quy tắc trên để kéo dài tuổi thọ của cá Koi nhé!
Mời bạn tìm hiểu thêm: