skip to Main Content
094 343 9922 askoi.asvn@gmail.com
Cá koi bị bệnh ngủ: Cách trị bệnh dứt điểm

Cá koi bị bệnh ngủ: Cách trị bệnh dứt điểm

Last Updated on 05/05 by Askoi

Bệnh ngủ ở cá Koi không dễ để nhận ra nhưng một khi cá bị bệnh, bệnh sẽ tiến triển nhanh chóng và dẫn đến những hậu quả khôn lường. Tìm hiểu cách chữa bệnh ngủ ở cá Koi hiệu quả nhất sau đây.

Biểu hiện bệnh ngủ ở cá Koi

Khi mắc bệnh ngủ, cá Koi sẽ có những biểu hiện như sau:

  • Cá uể oải, nằm nghiêng hoặc ngửa với vây bị kẹp, thờ ơ như đang ngủ. Nhiều con bị nặng sẽ dần chìm xuống đáy hồ, cũng có thể phần đầu nặng và chìm xuống còn phần đuôi nổi lên trên.
  • Mắt cá Koi trũng xuống, sưng lên và sắc tố da thay đổi.
  • Xuất hiện lớp nhầy màu trắng xuất hiện trên mang cá và lan ra toàn cơ thể.
Cá Koi mắc bệnh ngủ có mắt lờ đờ, uể oải
Cá Koi mắc bệnh ngủ có mắt lờ đờ, uể oải

Bệnh ngủ có ảnh hưởng đến các mô, mang của cá Koi và khiến cho cá bị cản trở khả năng trao đổi oxy, nếu không được điều trị kịp thời thì tỷ lệ tử vong rất lớn, lên đến 80%.

Nguyên nhân gây bệnh ngủ ở cá Koi

Bệnh ngủ cá Koi thường gặp nhất ở Koi 1 tuổi hoặc Koi già, là những thời điểm mà hệ miễn dịch của cá rất kém. Bệnh gây tổn thương ở vùng mang và nguyên nhân được nhiều chuyên gia kể đến nhất đó chính là sự gây hại của các loại vi khuẩn Flavobacterium và virus CEV. Đây là một loại vi khuẩn dạng sợi (Myxobacterial) ngoại ký sinh, gây nên những tổn thương chủ yếu trên da và mang Koi. Chúng thuộc nhóm vi khuẩn Gram âm, có hình que khá dài và mảnh nhẹ, kích thước khoảng 0,5-1.0x 4-10µm và di chuyển rất nhanh.

Khi Koi bị stress hoặc bị thay đổi môi trường sống từ bùn ao sang môi trường bể, hồ bê tông, khiến cơ thể Koi chưa thích nghi kịp, hệ miễn dịch còn kém thì loại vi khuẩn này sẽ lợi dụng thời cơ để xâm nhập vào cá Koi, khiến Koi bị bệnh.

Nước hồ cá bẩn do phân cá thải ra… cũng là nguyên nhân khiến cá koi mắc bệnh ngủ.

Cách chữa bệnh ngủ cho cá Koi

  • Tăng hoặc giảm nhiệt độ trong bể: Virus thuộc nhóm CEV phát triển thuận lợi ở nhiệt độ 15-23oC. Vì vậy, nhiệt độ thấp hoặc cao hơn ngưỡng này sẽ làm ức chế các virus có hại cho cá Koi. Tuy nhiên, Koi sẽ căng thẳng và dễ chết trong môi trường lạnh nên bạn cần tăng nhiệt độ trong hồ/ao nuôi nhé!
  • Chú ý làm sạch nước hồ koi, bạn có thể sử dụng máy lọc nước hồ cá koi chuyên dụng, lưu ý chọn thiết bị có công suất phù hợp với thể tích hồ/ bể cá.
  • Sử dụng thuốc kháng sinh cho Koi: Khi cá Koi xuất hiện các vết thương ngoài da, các vết lở loét sẽ khiến cho virus xâm nhập nhanh chóng và để chữa trị hiệu quả, bạn nên sử dụng thuốc kháng sinh KanaPlex cho cá bằng cách trộn vào thức ăn và cho cá ăn 1 lần/ngày.
  • Tắm muối: Tắm muối cho cá Koi với nồng độ 0.5 – 2.9%, duy trì trong khoảng 4 ngày sẽ làm tăng sức đề kháng và tránh bệnh ngủ cho cá Koi.

Nếu bạn không biết phải xử lý thế nào khi cá koi có dấu hiệu mắc bệnh, bạn có thể tham khảo ngay Dịch vụ chăm sóc chữa bệnh cho cá koi của Askoi.

Cách phòng ngừa bệnh ngủ cho cá Koi

Bệnh ngủ ở cá Koi gây ra bởi vi khuẩn Flavobacterium và virus CEV nên nếu muốn phòng bệnh này, bạn cần phải vệ sinh môi trường sống của cá sạch sẽ để vi khuẩn không có cơ hội tấn công vào cơ thể cá Koi. Hồ cá phải được thay rửa thường xuyên, đáp ứng đầy đủ các thông số sau:

  • Độ pH: 7-7.5
  • Ngưỡng pH: 4-9
  • Nhiệt độ 20-27 độ C
  • Hàm lượng Oxy tối thiểu: 2,5mg/L. Thông thường, sau một thời gian nuôi cá thì chất thải, chất nhờn, ánh nắng mặt trời…sẽ làm cho tảo, rong rêu phát triển nhiều hơn, làm ảnh hưởng đến Oxy trong hồ, gây thiếu hụt lượng Oxy để cá hô hấp nên bạn hãy bổ sung cây cảnh xung quanh hồ để đảm bảo lượng Oxy cho cá.
  • Lượng muối từ 0,5-1%
  • Vệ sinh hồ cá koi sạch sẽ

Bên cạnh đó, khi phòng bệnh ngủ cho cá Koi, nhiều người chỉ quan tâm đến chất lượng nước mà quên mất một lưu ý hết sức quan trọng, đó là mật độ cá Koi trong hồ. Koi bị bệnh ngủ sẽ thiếu oxy nên nếu lượng cá trong hồ quá lớn có thể khiến tình trạng cá càng nặng thêm. Vì vậy, bạn nên cân nhắc số lượng cá Koi nuôi trong bể nhé!

Nguyên tắc chọn số lượng cá Koi là đối với cá Koi lớn hơn 30 cm thì cứ mỗi mét khối nước thì được thả một con, cá nhỏ thì ta có thể thả mật độ dày hơn.

Ngoài ra, mật độ cá Koi quá dày có thể gây nên các vấn đề như:

  • Làm suy giảm khả năng phòng vệ của Koi
  • Hệ lọc hoạt động quá tải dẫn đến môi trường nước không đảm bảo
  • Nguồn oxy và dưỡng chất không đủ khiến cá Koi thường xuyên bị căng thẳng
  • Dễ bị lây lan khi trong đàn có 1 con mắc bệnh

Bệnh ngủ là một căn bệnh dễ bị xem nhẹ ở cá Koi nhưng lại là một trong những bệnh có nguy cơ tử vong cao hàng đầu. Do đó, bạn cần quan sát kỹ những biểu hiện của cá để giúp cá chữa khỏi bệnh, sống lâu nhé!

Mời bạn tìm hiểu thêm:

Back To Top