skip to Main Content
094 343 9922 askoi.asvn@gmail.com
Cách tăng và giảm nồng độ pH trong hồ cá koi

Cách tăng và giảm nồng độ pH trong hồ cá koi

Last Updated on 28/12 by Askoi

Nồng độ pH là yếu tố cực kỳ quan trọng quyết định cá koi có sinh trưởng và phát triển tốt được hay không. Nếu nồng độ pH hồ koi nhà bạn đăng tăng quá cao hoặc thấp quá thì nên đọc bài viết này để có cách xử lý kịp thời.

1. Độ pH là gì? Koi sinh trưởng tốt khi nồng độ pH là bao nhiêu?

pH là thước đo nồng độ ion H+ trong nước, chỉ số này được sử dụng để đánh giá mức độ kiềm hoặc axit của nước trong hồ/ bể. Các chỉ số độ pH dao động từ 0 – 14.

Độ pH ảnh hưởng cực kỳ lớn đến sự phát triển và sinh trưởng của đàn koi và những loài cây thủy sinh trong bể cá. Nồng độ pH tăng quá cao hoặc hạ xuống quá thấp sẽ khiến cá koi gặp nhiều vấn đề về sức khỏe.

Theo các chuyên gia có kinh nghiệm nuôi koi thì cá koi thích hợp nhất trong điều kiện môi trường nước có nồng độ pH từ 7 – 7.5 độ. Ngưỡng pH mà cá koi có thể sinh sống là 4 – 9 độ. Trong quá trình nuôi Koi nên duy trì độ pH ổn định, tránh sự thay đổi quá đột ngột.

Ngưỡng pH cá Koi có thể sinh trưởng tốt

Ngoài việc quan tâm đến độ pH thì nước trong hồ cá koi còn liên quan đến nhiều yếu tố khác như: mực nước, nồng độ muối, nồng độ oxy… Các chỉ số này nếu không chuẩn thì việc sinh trưởng của cá koi cũng bị ảnh hưởng rất nhiều. Mời bạn tham khảo thêm: Các chỉ tiêu nước trong hồ koi đạt tiêu chuẩn.

2. Nồng độ pH thay đổi ảnh hưởng như thế nào đến cá koi?

Nồng độ pH trong hồ nước quá cao hoặc quá thấp đều có thể ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của đàn koi.

Khi độ pH dưới 5.5 có nghĩa là môi trường nước đang có tính axit cao, ảnh hưởng đến chất nhờn của da cá và khiến quá trình hô hấp của chúng. Hợp chất H2S sản xinh trong môi trường này dễ gây ngộ độc cho cá koi.

Khi độ pH trên 8.5 thì có nghĩa môi trường nước có tính kiềm mạnh. Môi trường này khiến cá bắt buộc phải trao đổi chất nhiều hơn nên cá chậm phát triển, đồng thời môi trường nước này còn gây ra tình trạng tăng ammonia – nền tảng của hợp chất Amoniac (NH3).

NH3 là hợp chất vô cùng độc hại đối với koi. Nó được hình thành thông qua sự trao đổi chất cũng như quá trình bài tiết của cá. Các thức ăn thừa, rong rêu chết… cũng góp phần tạo nên Ammonia.

Khi nồng độ pH nước trong hồ cao hơn nồng độ pH trong máu cá koi sẽ khiến quá trình khuếch tán ammonia qua mang bị giảm, các chất độc dẫn tích tụ trong máu, gây ra hiện tượng nhiễm độc ammonia nguy hiểm. Biểu hiện cá sẽ bị rối loạn thần kinh, bơi bất thường hoặc bơi vòng vòng, cá đớp bóng liên tục trên mặt nước (do bị ngạt nước).

Nước trong hồ pH thấp thì cá dễ mất màu đen (sumi), nếu pH cao quá thì dễ bay Beni (đỏ). Việc thay đổi môi trường sống với độ pH khác nhau sẽ khiến cá koi dễ bị sốc, nghiêm trọng nhất có thể gây ra tình trạng chết hàng loạt đàn cá koi.

3. Làm thế nào để biết nồng độ pH trong hồ koi?

Để đo độ pH trong hồ koi, thông thường người ta sẽ sử dụng 2 biện pháp chính đó là sử dụng dung dịch pH test hoặc sử dụng máy đo nồng độ pH.

Sử dụng dung dịch pH test: 

Bạn có thể dễ dàng mua tại nhiều cửa hàng, cách đo bằng dung dịch pH test đơn giản. Bạn chuẩn bị ống nghiệm nhỏ, lấy khoảng 5ml nước hồ koi vào đó, cho thêm 1 – 2 giọt dung dịch test pH, đậy kín ống nghiệm rồi lắc thật mạnh để dung dịch tan đều trong nước. Sau đó đợi 5 – 7 phút bạn đo màu nước trong ống nghiệm với thang màu chuẩn đi kèm khi mua dung dịch. Đọc kết quả ghi dưới ô màu đó sẽ biết được độ pH nước trong hồ koi nhà bạn.

Chú ý: Dung dịch pH test có thời gian sử dụng nhất định, nếu để quá lâu bạn nên mua lọ dung dịch khác để kết quả kiểm tra được chính xác nhất.

Sử dụng máy đo nồng độ pH:

Đây là thiết bị đo nồng độ pH cho kết quả chính xác, nhanh chóng. Thiết bị thiết kế dưới dạng cầm tay nhỏ, đo được những mẫu nước khó. Hiện có 3 loại thiết bị được nhiều khách hàng sử dụng nhất là: máy đo pH để bàn, máy đo pH cầm tay và bút đo pH.

Khi sử dụng các cách đo này chúng ta sẽ biết được nước trong hồ koi có lý tưởng, đáp ứng điều kiện sống cho đàn cá koi hay không. Nếu nồng độ pH vượt quá hoặc thấp hơn nhiều so với mức lý tưởng thì bạn cần phải nhanh chóng tìm ra cách xử lý kịp thời.

Tìm hiểu thêm:

3. Cách xử lý nước hồ khi độ pH bị thay đổi

Cách tăng nồng độ pH hồ koi:

Cách 1: Dùng vôi tôi cho vào nước theo tỉ lệ từ 10-20g/m3.

Cách 2: Sử dụng san hô cho vào khoan lọc để điều chỉnh độ pH.

Xương san hô, và thậm chí hầu hết vỏ của các loài động vật thân mềm, thường có chứa canxi cacbonat tự nhiên có khả năng làm tăng độ pH. Bạn có thể dễ dàng mua san hô nghiền ở bất kỳ cửa hàng cá cảnh nào.

Cách tăng độ pH sử dụng san hô nghiền tốt nhất là thêm vào bể thông qua bộ lọc. Giai đoạn đầu, bạn có thể sử dụng 2-3 túi lọc nhỏ. Bằng cách này, bạn có thể dễ dàng điều chỉnh lượng san hô nghiền phù hợp với bể cá của mình.

Sau đó, nếu độ pH quá cao, bạn có thể dễ dàng bỏ bớt một hoặc hai túi để giảm xuống. Một cách khác để sử dụng san hô nghiền là bạn chỉ cần thả một ít vào thẳng bể cá.

Hãy nhớ rằng tác động của san hô nghiền đến độ pH trong bể sẽ đến từ từ và bạn sẽ phải chờ một vài giờ mới thấy độ pH dần dần được tăng lên

Cách 3: Thêm đá dăm dolomit vào bộ lọc

Những viên sỏi đủ màu không chỉ có tác dụng thẩm mỹ cho bể cá của bạn mà nó còn là một cách tăng độ pH tự nhiên vô cùng hiệu quả. Những viên sỏi này có kết cấu thô với lớp phủ dạng bột được làm bằng dolomit. Dolomit là một loại khoáng chất tự nhiên giàu canxi và magiê và theo thời gian nó có khả năng chuyển hóa thành đá hoặc sỏi.

Đá dăm dolomit trắng thường được bán trong các cửa hàng cá cảnh để sử dụng trong các bể cá nước mặn giúp ổn định pH và độ kiềm.

Cách tăng độ pH tốt nhất bằng đá dăm dolomit là để chúng vào bộ lọc của bể cá. Nhưng có một nhược điểm là nó sẽ khiến bạn khó vệ sinh bộ lọc. Trong trường hợp này, bạn nên sử dụng chất tẩy rửa sỏi được truyền qua ống xi-phông để làm dăm đá chuyển động tròn trong bộ lọc và hút các chất bẩn ra ngoài.

Cách giảm nồng độ pH hồ koi

Cách 1: Tăng lượng khí CO2 vào hồ thủy tinh, vừa ổn định độ pH vừa giúp cây thủy sinh phát triển hơn.

Cách 2: Thay nước từ 20-30% thường xuyên cho đến khi độ pH được ổn định.

Cách 3: Sử dụng rêu bùn:

Rêu bùn bạn có thể tìm mua ở các cửa hàng bán thiết bị nhà vườn, bạn có thể rửa sơ qua để làm sạch và bay bớt màu của rêu bùn sau đó bỏ chúng vào một cái túi vải và bỏ trong hộp lọc, phương pháp này khá an toàn bởi rêu bùn giúp giảm pH rất chậm rãi tránh tình trạng cho những chú cá của chúng ta bị sốc nước.

Cách 4: Sử dụng lá bàng:

Trong lá bàng có một hàm lượng axit tự nhiên nhẹ do đó khi bạn sử dụng lá bàng để vào trong bể cá của mình sẽ giúp nồng độ pH giảm xuống 1-2 độ đấy. Lưu ý rằng hãy sử dụng lá bàng khô và rửa sạch trước khi cho vào hồ để tránh gây bệnh cho cá nhé.

Cách 5: Sử dụng hệ thống lọc RO:

Một trong những nguyên nhân mà độ PH trong nước của bạn quá cao đó chính là chúng bị nhiễm kim loại nặng, với hệ thống lọc của RO sẽ giúp loại bỏ các loại kim loại này do đó độ pH của bạn sẽ được giảm xuống 1 cách đáng kể. Tuy nhiên hãy chỉ dùng hệ thống lọc, không nên mua thêm đèn UV diệt khuẩn bởi đèn sẽ giết chết những vi sinh, vi khuẩn có lợi cho những chú cá của bạn đó.

Nếu bạn lo lắng không biết nên xử trí thế nào khi hồ koi có dấu hiệu thay đổi pH, bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được bảo dưỡng và vệ sinh hồ koi.

Tùy điều kiện mà bạn có thể các cách trên với nhau một cách phù hợp. Hy vọng những thông tin trên đây thực sự hữu ích đối với bạn.

Back To Top