Cách chữa bệnh phình bụng ở cá Koi hiệu quả
Last Updated on 04/05 by Askoi
Cá Koi có hệ miễn dịch kém và sống trong môi trường nước không đảm bảo thường dễ mắc bệnh phình bụng. Lúc này bạn cần nhanh chóng nghĩ ra phương án trị dứt điểm để cá được khỏe mạnh.
Nội dung chính có trong bài:
Triệu chứng bệnh phình bụng ở cá Koi
Cá Koi khi bị phình bụng sẽ có triệu chứng bụng phình to hình tròn hoặc hình bầu dục. Vảy của cá bắt đầu nhô ra, tạo thành hình nón thông và rất dễ nhận thấy khi nhìn bằng mắt thường.
Phình bụng ở cá Koi là một bệnh phổ biến và dễ chữa trị. Chỉ trong trường hợp quá nặng hoặc phát hiện muộn thì mới có thể gây nên tử vong, tuy nhiên trường hợp này cũng rất hiếm.
Nguyên nhân cá Koi bị phình bụng
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên chứng phình bụng ở cá Koi như:
- Chất lượng nước kém
- Amoniac và nitrat vượt ngưỡng cho phép
- Căng thẳng do vận chuyển
- Nhiệt độ nước thay đổi đột ngột
- Cho cá ăn không đúng cách
Ngoài ra, cá Koi cũng có thể bị phình bụng do vi khuẩn Mycobacteriosis. Tuy nhiên, loại vi khuẩn này chỉ gây ra trong những trường hợp rất hiếm, những con cá Koi có hệ miễn dịch mạnh sẽ không bị ảnh hưởng bởi vi khuẩn Mycobacteriosis so với những con cá Koi có hệ miễn dịch yếu.
Cách điều trị bệnh phình bụng ở cá Koi
Nếu bệnh phình bụng ở cá Koi là do vi khuẩn, nhiễm trùng có thể ảnh hưởng đến cá Koi nhanh chóng. Do vậy, những người đang nuôi cá Koi cần xử lý thật nhanh để ngăn chặn tình trạng lây nhiễm trong hồ cá. Cách làm như sau:
- Cách ly con cá bị phình bụng sang bể nhỏ riêng
- Tắm muối Epsom cho cá trong vòng 30-45 phút mỗi ngày, 2 thìa muối cho mỗi 5 lít nước. Thực hiện thay 50% nước trên bể cá ban đầu và theo dõi các con cá còn lại.
- Nếu đã tắm muối khoảng 1 tuần nhưng vẫn thấy cá không khỏi thì bạn có thể sử dụng thuốc kháng sinh KanaPlex cho cá bằng cách trộn vào thức ăn hàng ngày của cá nhé!
Cách phòng ngừa phình bụng ở cá Koi
Giống như hầu hết các bệnh khác, phình bụng ở cá Koi thường gây ra bởi những nguyên nhân liên quan đến cách chăm sóc cá, do bạn chăm sóc cá chưa đúng cách hoặc để bể cá quá bẩn. Vì vậy, bạn có thể phòng bệnh phình bụng ở cá Koi bằng cách:
- Thay nước thường xuyên (30% hàng tuần)
- Không nuôi quá nhiều cá
- Không cho cá ăn quá 3 lần 1 ngày
- Không cho cá ăn thức ăn cũ, hỏng hoặc chất lượng kém
- Nên chế biến những thức ăn chín cho cá thay vì cho ăn quá nhiều thức ăn sống vì chúng sẽ chứa nhiều vi khuẩn gây hại
- Giữ nhiệt độ nước trong bể/ao nuôi ổn định từ 27-32 độ C
- Tránh những động vật ăn thịt như chó, mèo lại gần bể vì có thể khiến cá bị nhiễm khuẩn, nhiễm rận trên lông của các động vật này.
Giống cá Koi lúc mới mua về khỏe mạnh, không bị bệnh tật cũng sẽ dễ dàng chăm sóc và ít bị mắc bệnh hơn. Do đó, khi chọn mua cá Koi, bạn có thể lựa chọn những con cá chất lượng dựa vào một số đặc điểm sau:
Thứ nhất, cá Koi nên có màu sắc rõ nét, các mảng màu đều khi nhìn dọc xuống 2 bên sống lưng. Đuôi cá dài, có khi bằng ⅔ thân.
Thứ 2, cá không bị dị hình: mắt lồi, đuôi cong, vây hở… , khi bơi nhanh nhẹn, linh hoạt, dáng bơi thẳng chứ không lờ đờ hay bơi lệch sang một bên.
Thứ 3, cá không quá béo vì sẽ chậm chạp và dễ mắc bệnh. Thân cá thon dài như tàu ngầm là tốt nhất.
Ngoài ra, khi mua cá nên chọn những địa chỉ uy tín, đáng tin cậy, tránh mua cá online vì sẽ nhận được kết quả không mong muốn và không được trực tiếp thẩm định chất lượng của cá.
Bệnh phình bụng ở cá Koi là một bệnh dễ lây lan nếu nguyên nhân là do vi khuẩn. Vì vậy, bạn nên chữa trị kịp thời để không ảnh hưởng đến những con cá khác trong bể nhé!
Ngoài ra, mời bạn tìm hiểu thêm: