skip to Main Content
094 343 9922 askoi.asvn@gmail.com
Kỹ thuật ương cá koi – cá chép Nhật đúng tiêu chuẩn

Kỹ thuật ương cá koi – cá chép Nhật đúng tiêu chuẩn

Last Updated on 09/12 by Askoi

Quá trình nhân giống cá koi có thành công hay không phụ thuộc lớn vào kỹ thuật ương cá. Kỹ thuật này tương đối phức tạp, đòi hỏi người nuôi cần phải có kinh nghiệm.

Dưới đây là các bước cần có để quá trình ương cá diễn ra thuận lợi, cho năng suất cao.

Giai đoạn chuẩn bị ương cá bột

Ao ương

Cũng như một số đối tượng khác, kỹ thuật ương cá Koi tuy đơn giản nhưng người ương nuôi cần chuẩn bị tốt ở khâu vệ sinh cải tạo ao, gây màu nước chuẩn bởi nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công của mẻ ương.

Tùy thuộc vào diện tích có sẵn của nông hộ, tốt nhất từ 500 – 1.000m2. Ao sâu 1 – 1,5m, đáy phẳng hơi nghiêng về phía cống. Ao phải chủ động cấp thoát nước khi cần, mặt ao thoáng, bờ ao chắc chắn không có cây rậm.

Ao ương cá bột
Ao ương cá bột

Trước khi thả cá ương phải tiến hành vét bùn đáy ao, không nên để lớp bùn đáy quá dày. Sửa dọn bờ bọng cho chắc chắn, lấp các lỗ mọi, hang hốc quanh ao. Rào lưới xung quanh ao để ngăn ngừa địch hại của cá lọt vào ao ương. Bón vôi khắp ao, liều lượng 10 – 15 kg/100m2, để diệt một số vi khuẩn gây bệnh cho cá và cải tạo nền đáy. Nếu có điều kiện nên đào rãnh xung quanh ao và bón vôi trên bờ ao để tránh chất bẩn hay phèn bị rửa trôi xuống ao khi trời mưa. Phơi đáy ao 3 – 5 ngày (vùng phèn không nên phơi đáy ao).

Nước lấy vào ao ương phải được lọc thật kỹ qua lưới mịn, có thể thêm trấu vào túi lưới để không cho cá tạp, cá dữ và các sinh vật khác vào ao ương ăn hại cá và cạnh tranh thức ăn của cá. Kiểm tra pH nước khoảng 6,5 – 8,5 là có thể thả cá.

Cá bột ương

Trứng cá koi dính, hình tròn, đường kính 1,2 – 1,3mm, màu vàng trong, thời gian phát triển phôi: từ 36 – 40 giờ ở nhiệt độ 28 – 30 độ C. Lấy trứng cá cho vào thau ấp để ương trứng.

Thường xuyên cho nước chảy nhẹ nhàng hoặc thay một phần lượng nước trong thau ấp bằng lượng nước đã dự trữ sẵn. Thau trứng luôn được sục khí liên tục, nhất là trứng sắp nở. Tránh sự chiếu sáng trực tiếp của ánh sáng mặt trời.

Trứng thụ tinh sau khoảng 24 giờ sẽ thấy hai mắt đen li ti. Quá trình phát triển phôi cần lượng oxy rất cao, nhất là thời điểm trước và sau khi trứng nở, vì cơ thể cá chuyển từ trạng thái phôi bất động sang trạng thái vận động, quá trình trao đổi chất tăng. Mặt khác, các enzym được tiết để phá vỡ mối liên kết màng trứng chỉ hoạt động trong điều kiện giàu oxy, nếu thiếu oxy thì enzym bị ức chế dẫn đến tỉ lệ nở thấp.

Trong giai đoạn cá mới nở, cá dễ chết hàng loạt nếu trên bề mặt có lớp váng. Do thiếu oxy, vì vậy phải tăng cường sục khí sau khi trứng nở.

Sau khi nở kích thước cá bột còn nhỏ, có chiều dài thân 0,6-0,8cm, hoạt động rất yếu, phạm vi ăn hẹp, khả năng hấp thụ thức ăn kém. Vì vậy trong giai đoạn này không thể nuôi thả ngay trong diện tích lớn được mà phải ương nuôi trong diện tích nhỏ, dễ tạo ra môi trường sống tốt giàu chất dinh dưỡng và không có các vật nuôi khác xâm hại. Theo dõi chăm sóc chu đáo cho cá con.

Cá bột ương
Cá bột ương

Giai đoạn ương cá Koi giống

Nên thả cá bột ương vào thời gian nào?

Cá bột cần được thả vào ao ương trong vòng 24 giờ sau khi lấy nước vào, để cho những địch hại của cá bột (giáp xác chân chèo, nòng nọc, bọ gạo, bắp cày…) chưa kịp phát triển. Trường hợp sau khi lấy nước vào hơn 2 ngày vẫn chưa thả cá bột thì nên tháo cạn nước, cải tạo lại từ đầu. Thả cá bột xuống ao với mật độ khoảng 300 – 500 con/m2. Thả cá lúc sáng sớm  (6 – 7 giờ) hoặc chiều mát.

Cách thả cá bột như thế nào?

Trước khi thả, nên ngâm túi cá trong nước khoảng 10 – 15 phút để tránh cá bị sốc nhiệt, sau đó từ từ thả ra ngoài ao. Nếu cá bột chứa trong bao nilon: Thả bao cá xuống ao 10 – 15 phút cho cân bằng nhiệt độ bên trong và bên ngoài bao, sau đó mở miệng bao cho cá ra từ từ.

Nếu cá bột chứa trong dụng cụ hở (thau, thùng), thêm từ từ nước ngoài ao vào dụng cụ chứa cá vài lần cho cá quen với nước ao mới, sau 10 – 15 phút chuyển thùng xuống ao, từ từ nghiêng thùng cho cá ra ngoài.

Nếu bạn muốn mua có koi mini, có thể đặt mua ngay Tại đây.

Chăm sóc cá bột ương như thế nào là đúng cách?

Về thức ăn

Thức ăn cho cá koi bột
Thức ăn cho cá koi bột

Trong giai đoạn đầu nguồn thức ăn tự nhiên trong ao luôn đóng vai trò vô cùng quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ sống của cá bột. Ao ương cá bột cần quản lý khắt khe nguồn cá tạp (diệt tạp trước khi thả cá bột, quản lý chặt chẽ nguồn nước ra vào ao thông qua cống, các hang mọi, trời mưa, nước tràn bờ,…).

Sau khi thả ra ao vài ngày, người nuôi cần điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp với nhu cầu của cá. Trong 10 ngày đầu thức ăn cá chép Nhật là lòng đỏ trứng và bột đậu nành; từ ngày thứ 11 đến ngày thứ 20 cho cá ăn bột cá, cám và bột đậu nành; từ ngày thứ 21 trở đi giảm bột đậu nành, chỉ cho ăn bột cá và cám, trộn cám với bột cá với tỷ lệ bằng nhau.

Về nước

Việc chăm sóc trong giai đoạn ương quan trọng nhất là theo dõi và quản lý màu nước. Luôn giữ nước có màu xanh lá non, ao luôn được thông thoáng, mặt ao có gió lùa. Trong quá trình ương hạn chế thay nước, nhưng khi thấy nước ao bẩn hoặc có điều kiện thì nên thay 30% nước để kích thích hoạt động bắt mồi của cá. Hằng ngày, trước khi cho ăn phải vệ sinh sàng ăn và kiểm tra lượng thức ăn còn lại để tăng giảm hợp lý, tránh tình trạng dư thừa làm thối nước hoặc thiếu thức ăn cá sẽ sát hại lẫn nhau.

Về phòng bệnh

Để phòng bệnh cho cá cần tuân thủ đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật từ quá trình chuẩn bị ao, bể đẻ, nuôi vỗ cá bố mẹ,… đến khâu quản lý ao ương cá con. Khi phát hiện cá koi giống có dấu hiệu bất thường thì nên tìm đến các đơn vị chuyên nghiệp để được tư vấn và hướng dẫn cách điều trị sớm.

Về thu hoạch

Kỹ thuật ương cá koi – cá chép Nhật đúng tiêu chuẩn 1

Khi cá được khoảng 4 – 5 tháng tuổi, bắt đầu phát triển kỳ, vây theo kiểu dáng, màu sắc đặc trưng của cá là có thể thu hoạch để bán.

Việc ương cá koi tuy hơi khó khăn nhưng mang lại hiệu quả kinh tế lớn. Hy vọng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp các nông hộ trang bị cho mình thêm nhiều kiến thức để ươm giống thành công loại cá này nhé!

Back To Top