skip to Main Content
094 343 9922 askoi.asvn@gmail.com
Cá Koi sinh sản có phải điềm lành không?

Cá Koi sinh sản có phải điềm lành không? Cách cho cá Koi sinh sản

Last Updated on 02/07 by Askoi

Văn hóa Nhật Bản coi cá Koi là biểu tượng của sự may mắn, tài lộc. Vậy ở Việt Nam, cá Koi có chung ý nghĩa này hay không? Cá Koi sinh sản có tốt không?

Cá Koi sinh sản có phải điểm lành không?

Ý nghĩa của cá Koi

Cá Koi Nhật Bản vốn được biết đến là loài cá mang lại nhiều may mắn, tài lộc cho gia chủ. Ý nghĩa của loài cá này xuất phát từ điển tích “cá chép vượt vũ môn hóa rồng” ở Trung Quốc. 

Tương truyền rằng, trên đỉnh ngọn núi cao nhất có một cánh cổng tương thông với thiên đàng, bất kì con cá nào bơi ngược dòng, vượt thác thành công sẽ được thăng thiên hóa rồng. Bởi thế vẫn chưa con cá nào vượt thác thành công. Dù vậy, bao đời cá Koi vẫn miệt mài, kiên trì bơi ngược dòng để vươn tới ước mơ. Đó chính là biểu tượng cho lòng ngoan cường, dũng cảm đáng học hỏi. 

Ở Việt Nam, cá Koi không chỉ là biểu tượng của sự may mắn mà còn là giống cá đắt tiền, được nhiều người trong giới thủy sinh yêu thích.

Cá Koi sinh sản có tốt không?

Bản thân cá Koi là biểu tượng của sự may mắn, vì vậy, khi chúng sinh sản thì lại càng mang đến nhiều điềm lành, là sự nhân đôi niềm vui. Chúng như những “quý nhân” sắp ra đời với sứ mệnh sinh thêm nhiều tài lộc, phú quý cho gia chủ. 

Cá Koi sinh sản đem lại nhiều may mắn, tài lộc
Cá Koi sinh sản đem lại nhiều may mắn, tài lộc

Trong tự nhiên, cá Koi có thể tự sinh sản nhưng thường ít trứng hoặc chất lượng trứng không tốt. Vì vậy mà con người thường tiến hành thụ tinh trứng nhân tạo cho cá Koi, giúp cải thiện số lượng trứng và sàng lọc trứng tốt hơn. Nếu cá Koi của bạn khi mới mua về đang đến thời kỳ sinh sản thì bạn cần tìm hiểu kỹ thuật chăm sóc ngay lập tức để cho ra những chú cá Koi chất lượng sau này.

Cách chăm sóc cá Koi sinh sản

Để chăm sóc cá Koi đã bước vào thời kỳ sinh sản mà không qua can thiệp từ con người, bạn cần thực hiện theo những bước sau:

Bước 1: Setup lại hồ nuôi cho cá Koi

Cá chép Koi cũng như bao loài cá khác, chúng cần một môi trường thích hợp cho việc sinh sản. Vì vậy, bạn nên setup lại hồ nuôi ngay từ khi phát hiện cá sắp sinh bằng cách đặt những tảng đá ven hồ. Nên chọn những tảng đá san hô để cá Koi cảm giác như chúng đang sinh sống trong môi trường tự nhiên. 

Đồng thời, khi xếp đá nên xếp thưa, để lại khe hở để rong rêu phát triển, rất tốt cho trứng cá Koi bám vào.

Bước 2: Bổ sung chất dinh dưỡng cho cá Koi

Ở giai đoạn mới nở, bạn phải cho cá Koi ăn đúng cách để bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết cho chúng. Sử dụng bột đậu nành hoặc bột tảo vào các khe đá ở bước 1. Cá chép Koi con sẽ bơi ra khỏi khe đá hở trong 3 đến 4 tuần sau đó. 

Bước 3: Sàng lọc

Sau một thời gian chăm sóc, trứng cá sẽ nở và việc bạn phải làm lúc này là tách bố mẹ ra riêng. Cần chú ý thật kỹ ở bước này bởi nếu không để ý, trứng cá có thể bị thối, lây cho các con cá khác trong hồ, khiến chúng bị chết lây.

Để thuận tiện hơn, bạn nên thiết kế một hồ Koi nhỏ được setup đầy đủ rêu, tảo, phiêu sinh vật, bèo… và cho trứng cá Koi đã nở tách riêng vào hồ này. 

Cá từ 3 ngày tuổi ăn phiêu sinh, bột đậu nành pha loãng trong nước. Sau giai đoạn trên, một số cá sẽ trổ màu nhưng chưa rõ nét. Chờ từ 7-10 ngày tiếp theo, khi trứng cá đã nở hết, lọc bỏ trứng thối và cá cũng đã dần làm quen với môi trường thì bạn có thể thả ra ao nuôi ban đầu.

Cho cá ăn cám hỗn hợp, tăng dần lượng thức ăn theo tháng và luôn giữ nước sạch sẽ giúp cá phát triển tốt, lên màu đẹp.

Khoảng 4 đến 5 tháng sau là bạn đã có thể mang những chú Koi đi bán, giữ lại những con lên màu đẹp, sức khỏe tốt để nuôi.

Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá Koi sinh sản

Nếu bạn đang nuôi cá Koi và muốn thúc đẩy cá Koi sinh sản để lấy giống hoặc muốn có thêm nhiều may mắn thì có thể tham khảo kỹ thuật nuôi cá Koi sinh sản sau đây:

Chọn cá bố mẹ

Chọn cá bố mẹ là công việc đầu tiên và cực kỳ quan trọng để có được những giống Koi tốt, khỏe mạnh, sức miễn dịch cao. Nên chọn cá thuần chủng, không được chọn cá trong cùng một lứa, chỉ chọn cá cái hoặc chỉ chọn cá đực. 

Cách chọn: Cá đực có gờ nhám ở vây ngực, lỗ sinh dục lõm, khi vuốt nhẹ bụng phía gần lỗ sinh dục thấy có chất dịch màu trắng chảy ra. Cá cái tốt là cá sờ vây ngực nhẵn, lỗ sinh dục lồi. Một điểm nữa cũng rất dễ nhận biết là cá Koi đực có nhiều núm tròn trên vây ngực, cá cái thì có thân hình tròn hơn.

Chọn giống Koi đực và Koi cái
Chọn giống Koi đực và Koi cái

Sau khi chọn giống cá, bạn cần nuôi vỗ cá bố mẹ. Ao nuôi cá Koi càng gần nguồn nước càng tốt bởi khi cần có thể chủ động thay nước dễ dàng, mặt ao thoáng, không bóng cây che và cần hạn chế chó mèo tới gần để không làm Koi hoảng sợ.

Tỉ lệ đực, cái khi nuôi vỗ tốt nhất là 1: 2 hoặc 1: 3.

Cải tạo hồ để thả giống

Cũng giống như việc nuôi dưỡng một số loài cá nước ngọt khác, quy trình cải tạo hồ cá Koi cho sinh sản cũng dựa trên kỹ thuật chung. Tuy nhiên, điểm khác biệt là ở chỗ, cá Koi thích ăn mồi ở tầng đáy. Do đó, để nâng cao năng suất và hiệu quả nuôi, bạn cần quan tâm đến việc gây nuôi động vật đáy để làm nguồn thức ăn tự nhiên cho Koi. 

Nên bón phân gây màu cho cá như sau: bón định kỳ 1-2 lần/tháng phân chuồng đã ủ cho hồ cá Koi.

Chuẩn bị cho cá Koi sinh sản

Sau khi nuôi cá Koi được khoảng 7-8 tháng tuổi là sẽ đến giai đoạn trưởng thành, cá phát triển ổn định với môi trường xung quanh. Lúc này, bạn cần lựa chọn những con cá tốt nhất trong tổng số cá Koi theo từng loại để thụ tinh.

  • Với cá cái: bạn lật ngửa bụng cá, chọn những con bụng to, da bụng mềm đều, lỗ sinh dục sưng và có màu ửng hồng, trứng có độ rời cao, nếu vuốt nhẹ bụng cá từ ngực trở xuống cá tiết ra vài trứng là cá Koi cái sinh sản tốt.
  • Với cá đực: chọn những con có tinh dịch màu trắng sữa, kiểm tra bằng cách vuốt nhẹ phần bụng gần lộ sinh dục. Tuy nhiên, không nên vuốt nhiều lần vì cá sẽ mất nhiều tinh dịch, ảnh hưởng đến tỷ lệ thụ tinh.

Kích thích cá Koi sinh sản

Để kích thích cá Koi sinh sản, bạn tiến hành setup hồ như hướng dẫn chăm sóc cá Koi sắp sinh nêu trên. Tuy nhiên, ở bước này, bạn có thể phối giống màu cho cá Koi để cho ra chất lượng cá Koi đẹp hơn.

Khi tiến hành phối màu thì màu sắc không được phối một cách tùy tiện mà phải theo định hướng dưới đây:

  • Cá bố mẹ đều có màu gấm vàng hay màu gấm bạc cho sinh sản riêng và không phối sinh sản với các màu sắc khác để có được thế hệ cá con có màu sắc chủ yếu như cá bố mẹ. 
  • Cá bố mẹ tương đối có hai màu trên thân là đỏ, đen hay trắng, đen hay đỏ
  • Cá Koi màu trắng được cho sinh sản chung với cá có ba màu đỏ, đen, trắng.

Tiếp theo, bạn tạo môi trường cho cá đẻ trứng bằng cách:

Lựa chọn cá bố mẹ vào khoảng 8-9 giờ sáng, khi cá bố mẹ được lựa chọn phù hợp thì cá được đem lên bể đẻ, kích thích dưới ánh sáng mặt trời. Độ chiếu sáng trung bình trên hồ là 8/24 giờ.

Đến xế chiều, 16 – 17 giờ cho giá thể vào và tạo dòng nước chảy nhẹ vào hồ. Bố trí hệ thống sục khí để tăng cường oxy. Việc phơi nắng và tạo dòng chảy hay tăng cường oxy là các yếu tố kích thích sự sinh sản của cá. Cá được đưa lên bể như trên sẽ đẻ trứng ngay vào hôm sau, khoảng 4 – 5 giờ sáng.

Sau khi cá sinh sản, bạn tiến hành chăm sóc cá Koi tương tự như bước chăm sóc cá Koi sinh sản.

Như vậy, quá trình tạo môi trường và chăm sóc cá Koi sinh sản cần tương đối nhiều thời gian và công sức. Tuy nhiên, nếu cá Koi sinh sản và cho ra giống cá tốt sẽ đem đến nhiều may mắn và giá trị kinh tế cho gia đình.

Back To Top