Bệnh rận là một bệnh phổ biến ở cá Koi và có cách chữa cực kỳ đơn giản, không tốn kém quá nhiều chi phí so với một số bệnh khác như nấm trắng, ghẻ… Khả năng hồi phục của bệnh này cũng cao hơn so với các bệnh khác.

Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết bệnh rận ở cá Koi

Rận cá là một loại ký sinh trùng hình đĩa tròn, chúng tấn công cá bằng miệng giống như kim tiêm dưới da chọc thủng da cá để hút máu và các chất dinh dưỡng. Với cách tấn công này, rận cá sẽ dễ dàng truyền nhiễm các vi khuẩn và vi rút gây nhiễm trùng cho cá Koi của bạn.

Khi rận cắn vào cá, nó cũng tiêm vào một cơ chất làm thu hút nhiều con rận khác tấn công cùng một chỗ, qua một thời gian, vùng tổn thương sẽ mở rộng thành vết loét. Cá Koi khi bị rận bám vào sẽ có những dấu hiệu sau:

  • Xuất hiện những đốm màu nâu đen hoặc nâu nhạt trên thân và vây cá, nhìn giống như nốt ruồi
  • Cá Koi sẽ bơi lội bất thường và có biểu hiện cọ mình do ngứa
Rận nước ở cá Koi

Lâu dần, nếu rận bám một thời gian dài trên cá sẽ hút hết máu, khiến cho cá Koi gầy trơ đầu và bị yếu sức, thậm chí là tử vong nếu không được chữa trị.

Cách điều trị bệnh rận ở cá Koi

Cách điều trị bệnh này rất đơn giản, bạn chỉ cần bắt riêng con cá bị rận bám ra khỏi hồ, lấy nhíp y tế gắp chúng ra khỏi thân cá Koi rồi xịt keo ong vào để ngăn chặn nhiễm trùng cho cá Koi. Keo ong có tác dụng tiệt trùng cực kỳ mạnh.

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng thuốc Dimilin với liều lượng 1g/ 1m3, sử dụng 2 liều cách nhau 3 ngày. Thực hiện thay 20% nước trước khi sử dụng thuốc và thoa thêm tetracyclin Nhật hoặc thuốc tím cho cá để sát trùng.

Một số cách như tắm thuốc tím, tắm muối hột, thoa các dung dịch sát khuẩn ngoài da như povidine, betadine, iodine,.. cũng được những người nuôi cá Koi cho là rất hữu hiệu đối với trường hợp cá Koi bị rận bám.

Tham khảo thêm: Cách tắm thuốc tím cho cá koi

Cách phòng ngừa bệnh rận ở cá Koi

Để ngăn ngừa bệnh rận ở cá Koi, bạn nên chăm sóc cá Koi hằng ngày và quan tâm đến những yếu tố sau:

  • Chất lượng nước ở hồ cá: nên duy trì nồng độ pH từ 7-7,5 thì lý tưởng nhất, ngưỡng pH: 4-9, nhiệt độ 20-27 độ C, hàm lượng O2 tối thiểu: 2,5mg/l. (xem thêm: Các chỉ tiêu nước hồ koi đạt chuẩn)
  • Đối với những con cá Koi mới mua thì nên cách ly để dưỡng cá diệt hết mầm bệnh trong khoảng 14 ngày, nếu cá khỏe mạnh thì mới đem thả vào hồ.Cách dưỡng cá mới mua về rất đơn giản. Bạn chuẩn bị thùng chứa có hệ thống lọc và sục khí oxy pha nước muối 5kg /1000l + 1g tetra / 100l nước hoặc tắm cá bằng thuốc tím là được.
  • Cho cá ăn những thức ăn giúp cá lên màu cơ bản ít nhất 1 ngày 1 lần. Đồng thời, bạn cũng nên bổ sung một số loại thức ăn khác như bo bo, giun, lòng đỏ trứng chín cho cá Koi để chúng thêm khỏe mạnh và có hệ miễn dịch tốt.
  • Mua bộ test nước cá Koi để kiểm định chất lượng nguồn nước trong hồ cá.

Cá cũng giống như những loại vật nuôi khác, nếu không được chăm sóc kỹ lưỡng thì có thể mắc nhiều bệnh và tử vong. Do vậy, khi nuôi cá Koi, bạn cần chú ý quan sát kỹ các biểu hiện bệnh càng sớm càng tốt để có những cách chữa trị kịp thời cho cá Koi nhé!

Mời bạn tìm hiểu thêm:

Chia sẻ

Mới nhất

Địa chỉ bán cá koi Nhật, koi Việt đẹp, giá rẻ tại quận Hà Đông

Tùy thuộc vào nguồn gốc và quy mô mà giá bán cá koi Nhật, koi…

07/06

Cá koi bơi chúi đầu xuống: Nguyên nhân và cách điều trị

Nếu bạn đang gặp vấn đề cá koi bơi chúi đầu xuống dưới, tôi xin…

25/11

Địa chỉ bán cá koi Nhật, Việt đẹp, giá rẻ tại huyện Sóc Sơn

Khách hàng tại huyện Sóc Sơn luôn mong muốn tìm được cơ sở bán cá…

25/11

Địa chỉ bán cá koi Nhật, koi Việt đẹp, giá rẻ tại huyện Gia Lâm

Nếu bạn đang tìm kiếm địa chỉ bán cá koi Nhật, koi Việt đẹp, rẻ…

30/09

Tại sao cá koi hay cạ mình vào thành bể? Xử lý như thế nào?

Cá koi bơi sát đáy bể, thành bể và cạ mình vào đó, thậm chí…

30/09

Cá koi bơi lờ đờ có phải bị bệnh không? Xử lý như thế nào?

Tôi đã nuôi cá koi được 1 năm, 3 tháng đầu rất thuận lợi, cá…

30/09