Khi thấy cá Koi xuất hiện những vết tróc, lở loét thành đốm đỏ trên da thì có nghĩa là cá Koi của bạn đang bị ghẻ và cần điều trị bằng cách sử dụng một số loại thuốc như KanaFlex và Melafix. Bạn sẽ thấy cá Koi nhanh chóng hồi phục chỉ sau 1-2 tuần.

1. Dấu hiệu nhận biết cá Koi bị ghẻ

Ngay cả khi những chú cá Koi nhà bạn được nuôi khoẻ mạnh với chất lượng nước tốt, cá thoải mái tung tăng bơi lội thì vẫn luôn tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho cá Koi. Đó là những vi khuẩn có hại xuất hiện trong bể/hồ cá mà điển hình là hai loại vi khuẩn chủng aeromonas và pseudomonas.

Khi bị 2 chủng vi khuẩn này xâm nhập vào cơ thể, cá Koi sẽ bị ghẻ, xuất hiện những triệu chứng bệnh như:

  • Thân cá bị ghẻ, tróc và xuất hiện những vết loét, những đốm đỏ trên da
  • Cá bơi lờ đờ, thường xuyên bơi lẻ mà không bơi theo đàn
  • Thiếu thèm ăn trong quá trình cho ăn, thậm chí là bỏ ăn
  • Màu sắc da và hoa văn của cá bị xỉn màu đi đáng kể
Các triệu chứng bệnh ghẻ ở cá Koi

Để phân biệt bệnh ghẻ ở cá koi với các bệnh khác, bạn cũng nên tìm hiểu thêm về Các bệnh thường gặp ở cá koi.

2. Nguyên nhân gây nên bệnh ghẻ của cá Koi

Như đã nêu ở trên, hai khuẩn aeromonas và pseudomonas là thủ phạm chính gây ra bệnh ghẻ, lở loét ở cá Koi. Tuy nhiên, cá Koi vốn là loài cá có hệ thống miễn dịch cực kỳ mạnh mẽ nhờ lớp chất nhờn tự nhiên ở bên ngoài da. Điều này cho phép chúng có thể chịu được mức độ vi khuẩn thấp mà không gặp phải bất cứ vấn đề gì. Chỉ khi chất lượng nước trong bể kém, không được thay thường xuyên hoặc cá bị suy dinh dưỡng, bị thương thì các vết lở loét mới bắt đầu hình thành, gây nên bệnh ghẻ ở cá.

Ngoài ra, bệnh ghẻ ở cá cũng là do sự xâm nhập của các loại ký sinh trùng như sán và sán da. Chúng được tìm thấy ở trên da của chó, mèo nên nếu nhà bạn có nuôi các động vật này thì cần chú ý tránh để chúng lại gần bể/ hồ cá Koi nhé!

Sán da đặc biệt nguy hiểm với cá Koi vì chúng chúng bám bên ngoài và gây ra vết loét trực tiếp trên da chứ không phải loại ký sinh trùng bám ở bên trong như giun. Do đó, chúng sẽ rất dễ lây lan sang những vật chủ khác.

Nếu bạn có nhu cầu mua cá koi mới, bạn có thể tìm hiểu ngay các mẫu cá đẹp tại mục Cá koi Nhật.

3. Cách điều trị cho cá Koi bị ghẻ

Để điều trị bệnh ghẻ cho cá Koi, bạn có thể sử dụng 3 loại thuốc phổ biến: KanaPlex, Melafix và Astaxanthin.

KanaPlex

Thuốc bôi ghẻ cho cá Koi KanaPlex

Kanamycin là một loại thuốc chống sinh học phạm vi rộng. Nó có hiệu quả trong việc tiêu diệt số lượng vi khuẩn trên diện tích lớn, nhất là đối với loại vi khuẩn gây ra lở loét ở cá Koi. Trong KanaPlex có chứa đến 35% kanamycin nên có tác dụng rất hữu hiệu trong việc cải thiện bệnh ghẻ cho cá.

Loại thuốc này thường được khuyên dùng bằng cách trộn 1 thìa KanaPlex với 1 thìa Focus vào trong thức ăn của cá thay vì đổ trực tiếp vào trong hồ bởi nó có thể can thiệp mạnh vào hệ sinh thái tự nhiên của ao cá nếu thuốc không được xử lý. Cho cá ra bể riêng để điều trị bằng phương pháp này sẽ cho thấy hiệu quả rõ rệt sau khoảng 1-2 tuần tùy vào tình trạng bệnh của cá nặng hay nhẹ bạn nhé!

Melafix

Thuốc điều trị Melafix

Để hỗ trợ các vết loét và trấn thương cho cá Koi trong quá trình chữa bệnh, bạn nên sử dụng thuốc Melafix. Thuốc được tạo thành từ các thành phần chống vi khuẩn tự nhiên và có thể xử lý đối với những bể chứa có kích thước lớn. Tuy nhiên, thuốc sẽ không hiệu quả trong giai đoạn cá bị nhiễm trùng muộn nên bạn có thể sử dụng kết hợp Melafix và KanaPlex linh hoạt theo từng giai đoạn nhiễm bệnh.

Astaxanthin

Thực phẩm chức năng Astaxanthin

Astaxanthin không có tác dụng như một loại thuốc chữa bệnh mà là một chất màu tổng hợp giúp lấy lại độ sắc nét về màu sắc và hoa văn cho những chú cá Koi bị xỉn màu do các vết lở loét trên da. Với liều 25mg, 50mg và 100mg astaxanthin được thêm vào thức ăn hàng ngày, cá Koi sẽ được tăng cường hệ miễn dịch, giúp phục hồi sự tăng trưởng và đẩy lùi vi khuẩn aeromonas, làm giảm tỷ lệ tử vong xuống thấp hơn 10%.

Nếu bạn không biết cách xử lý thế nào khi cá koi bị bệnh, bạn có thể tham khảo ngay Dịch vụ chăm sóc chữa bệnh cho cá koi của Askoi.

4. Cách phòng ngừa bệnh ghẻ ở cá Koi

Muốn đẩy lùi và ngăn chặn sự xâm nhập của bệnh ghẻ ở cá Koi, bạn nên chú ý những điều sau:

  • Luôn vệ sinh sạch sẽ hồ, ao cá, bể cá
  • Thay nước bể cá thường xuyên
  • Tăng cường lượng muối có trong nước, duy trì khoảng 3% và giữ nhiệt độ thích hợp từ 27-30 độ C
  • Lựa chọn những hạt thức ăn có nhiều protein và chất béo tốt cho cá để cá Koi có một hệ miễn dịch khỏe mạnh như Pro’s choice Koi food, Koi Aqua master, Hikari…

Bài viết đã cung cấp cho các bạn những thông tin về bệnh ghẻ hay còn gọi là bệnh lở loét ở cá Koi, ngoài những loại thuốc trên, bạn cũng có thể chữa bệnh ghẻ cho cá Koi bằng cách vệ sinh vết thương cho cá bằng thuốc sát trùng malachite green rồi dùng kháng sinh Metanol nghiền thành dạng bột và bôi trực tiếp lên vết thương của cá 5 ngày liên tục để thấy hiệu quả nhé!

Mời bạn tìm hiểu thêm:

Chia sẻ

Mới nhất

Địa chỉ bán cá koi Nhật, koi Việt đẹp, giá rẻ tại quận Hà Đông

Tùy thuộc vào nguồn gốc và quy mô mà giá bán cá koi Nhật, koi…

07/06

Cá koi bơi chúi đầu xuống: Nguyên nhân và cách điều trị

Nếu bạn đang gặp vấn đề cá koi bơi chúi đầu xuống dưới, tôi xin…

25/11

Địa chỉ bán cá koi Nhật, Việt đẹp, giá rẻ tại huyện Sóc Sơn

Khách hàng tại huyện Sóc Sơn luôn mong muốn tìm được cơ sở bán cá…

25/11

Địa chỉ bán cá koi Nhật, koi Việt đẹp, giá rẻ tại huyện Gia Lâm

Nếu bạn đang tìm kiếm địa chỉ bán cá koi Nhật, koi Việt đẹp, rẻ…

30/09

Tại sao cá koi hay cạ mình vào thành bể? Xử lý như thế nào?

Cá koi bơi sát đáy bể, thành bể và cạ mình vào đó, thậm chí…

30/09

Cá koi bơi lờ đờ có phải bị bệnh không? Xử lý như thế nào?

Tôi đã nuôi cá koi được 1 năm, 3 tháng đầu rất thuận lợi, cá…

30/09