Nội dung chính có trong bài:
Hồ cá Koi nên có mực nước sâu từ 0.6cm đến 2m (phổ biến nhất là 1m), đáy hồ nên có độ dốc thoai thoải thích hợp cho Koi, không nên xây hồ quá dốc hay quá nông sẽ không tốt khi nuôi Koi. Chú ý nhé chỗ mực nước cạn nhất cũng không nên dưới 0,4 m.
Nên xây bờ hồ Koi cao hơn mặt nước khoảng 20cm đến 40cm để tránh chó, mèo bắt cá.
Nhiệt độ sống của cá koi phù hợp trong khoảng 20 – 29 độ C, lý tưởng nhất là ở 28.3 độ C. Ở nhiệt độ này, hệ miễn dịch cũng như quá trình chuyển hóa trong cơ thể của cá được tốt nhất, nhờ vậy cá luôn khỏe mạnh, phòng tránh được bệnh tật.
Nếu nhiệt độ nước quá cao (trên 30 độ C), dẫn tới hàm lượng oxy trong nước giảm, khiến cá dễ bị ngạt, khó thở, bị bệnh nổi đầu. Ngược lại nhiệt độ nước thấp dưới 12 độ C sẽ khiến khả năng sản xuất kháng thể của cá gần như hoàn toàn chấm dứt, tạo điều kiện cho các mầm mống bệnh tật gia tăng.
pH là thước đo nồng độ ion H+ trong nước, chỉ số này được sử dụng để đánh giá mức độ kiềm hoặc axit của nước trong hồ/ bể. Các chỉ số độ pH dao động từ 0 – 14.
Cá koi có thể sống được trong điều kiện nồng độ pH trong nước dao động từ 4 – 9. Tiêu chuẩn nồng độ pH trong nước lý tưởng nhất cho cá sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh dao động từ 7 – 7.5.
Nồng độ pH hồ cá koi thấp hơn 5.5 ảnh hưởng đến quá trình hô hấp và chất nhờn của cá Koi. Môi trường nước này cũng dễ sản sinh ra H2S dễ gây ngộ độc cho Koi Nhật. Đối với cá có mảng màu đen thì dễ bị bay màu này.
Nồng độ pH trong hồ cá Koi cao, tù 8.5 trở lên có nghĩa môi trường nước có tính kiềm mạnh. Môi trường này khiến cá bắt buộc phải trao đổi chất nhiều hơn nên cá chậm phát triển, gây ra tình trạng tăng ammonia . Khi nồng độ pH nước trong hồ cao hơn nồng độ pH trong máu cá koi sẽ khiến quá trình khuếch tán ammonia qua mang bị giảm, các chất độc dẫn tích tụ trong máu, gây ra hiện tượng nhiễm độc amoniac nguy hiểm. Biểu hiện cá sẽ bị rối loạn thần kinh, bơi bất thường hoặc bơi vòng vòng, cá đớp bóng liên tục trên mặt nước (do bị ngạt nước).
Do vậy với người nuôi Koi cần thường xuyên kiểm tra độ pH trong hồ Koi, cố gắng giữ ở mức 7 – 7.5. Nếu nồng độ pH quá cao thì tìm cách hạ xuống bớt và ngược lại. Bạn có thể tham khảo chi tiết hơn tại bài viết: Cách tăng và giảm nồng độ pH trong hồ cá koi
Mức oxy hòa tan trong khoảng 7-9 mg/l là lý tưởng cho cá Koi và hệ vi sinh trong hồ phát triển. Trong những trường hợp oxy cực thấp, 3-4 mg/l, Koi sẽ đớp nước thở hổn hển liên tục ở mặt nước và có thể chết sau một thời gian dài thiếu oxy. Nguyên nhân thường gây ra tình trạng thiếu oxy hồ cá koi là do mật độ nuôi Koi quá dày, thiếu hệ thống sủi khí oxy. Do đó người nuôi cần tính toán nuôi Koi với mật độ hợp lý hơn cũng như đầu tư máy sục khí hồ cá koi.
Nồng độ muối trong hồ cá Koi đạt tiêu chuẩn dao động từ 0.3 – 0.7%. Thêm muối vào hồ cá koi là một trong những cách hiệu quả để cá có thể thích nghi với môi trường mới mà không bị sốc nước.
Lưu ý, trong mỗi trường hợp thêm muối cho hồ cá koi bạn nên xác định thận trọng lượng muối được thêm vào tránh ảnh hưởng đến cá.
Tìm hiểu thêm về Cách cho muối vào trong hồ cá koi
Cá koi rất ưa sạch, nếu không có hệ thống lọc nước thì NH3 trong nước sẽ tăng cao – NH3 là chất có trong chất thải của cá nguyên nhân chủ yếu làm độ kiềm trong nước tăng lên – Nếu NH3 quá cao cá sẽ chết hàng loạt, bị lở da, mang cá bị si sinh vật phá hoại làm cá không thở được. Do đó tiêu chuẩn nước trong hồ lúc nào cũng phải sạch, có hệ thống lọc đầy đủ, bao gồm:
Nắm được những tiêu chuẩn về các chỉ tiêu nước cần đạt trong hồ Koi là cơ sở để bạn có thể nuôi cá Koi sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh. Chúc bạn sẽ sở hữu được hồ koi đẹp, mang ý nghĩa may mắn trong cuộc sống và công việc.
Tùy thuộc vào nguồn gốc và quy mô mà giá bán cá koi Nhật, koi…
Nếu bạn đang gặp vấn đề cá koi bơi chúi đầu xuống dưới, tôi xin…
Khách hàng tại huyện Sóc Sơn luôn mong muốn tìm được cơ sở bán cá…
Nếu bạn đang tìm kiếm địa chỉ bán cá koi Nhật, koi Việt đẹp, rẻ…
Cá koi bơi sát đáy bể, thành bể và cạ mình vào đó, thậm chí…
Tôi đã nuôi cá koi được 1 năm, 3 tháng đầu rất thuận lợi, cá…