Nội dung chính có trong bài:
Thực ra, trong kỹ thuật nuôi cá Koi khi chuyển cá từ ao bùn vào hồ cá nuôi trong nhà thì chúng ta phải thêm muối để làm cho cá không bị mất sự cân bằng thẩm thấu. Đó là nguyên nhân chính gây ra bệnh “sleeping” do thay đổi môi trường sống.
Theo như nghiên cứu cho thấy khi cho một nồng độ muối thích hợp, đó sẽ là một liều thuốc bổ cho cá. Nếu cá Koi đang trong giai đoạn căng thẳng, stress thì chính nồng độ này sẽ làm cho cá ổn định trở lại như bình thường. Ngoài ra việc này cũng giúp cá kích thích sự sản xuất ra hệ thống miễn dịch bên ngoài của cá chính là chất nhầy đặc trưng.
Tham khảo: Cách thả cá mới mua vào bể để cá không chết
Đối với loại muối chuyên dụng diệt ký sinh trùng, muối giúp diệt các loại ký sinh trùng như Costia, Trichodina và Chilodonella rất tốt khi chúng bám ở bề mặt hoặc trong nước. Muối cũng giúp sát trùng vết loét bề mặt (da, vây, mang) cá cảnh do vi khuẩn gây bệnh. Muối là vật liệu an toàn nhất dùng trong trị liệu nếu được giám sát thời gian cẩn thận. Nó có thể dùng lâu dài mà không gây hại cho cá cảnh.
Cá koi là loài cá ưa sạch, nếu nước bẩn thì cá rất dễ nhiễm bệnh và chết. Do đó nếu nuôi ở hồ koi thể tích 3 – 5m3 trở lên thì người nuôi nên trang bị máy lọc thùng drum filter.
Kết quả thử nghiệm hàm lượng muối thêm vào hồ cá Koi tại Cuttlebrook Koi Farm cho thấy, nồng độ muối thích hợp là 0.3%, nồng độ này được ví như một liều thuốc bổ.
Với nồng độ 0.5% muối có hai tác dụng là giúp cân bằng thẩm thấu khi chuyển cá từ ao bùn vào hồ nước sạch và loại bỏ bất kỳ ký sinh trùng nào ra khỏi cá. Chính vì vậy muối tại nồng độ này được xem như một loại thuốc.
Nồng độ muối 0.7% được xem là nồng độ riêng của cơ thể Koi để chống lại sự xâm nhiễm tự nhiên từ nước.
Nồng độ muối cao hơn có thể gây tác dụng ngược, cá không chịu đựng được có thể chết do bị sốc. Không giống như các loại hóa chất khác, muối không được loại bỏ thông qua phân hủy sinh học, bay hơi hoặc oxi hóa mà chỉ được loại bỏ khi thay nước. Cần lưu ý rằng muối trước khi thêm vào hồ phải được hòa tan, những cục muối không tan sẽ gây ra phản ứng bỏng hóa học trên mình những chú cá Koi sống trong hồ.
Tóm lại muối là sản phẩm tự nhiên mà Koi cần một mức độ để tồn tại, vì vậy việc thêm muối với nồng độ và kỹ thuật phù hợp không gây hại mà còn giúp cá Koi khỏe mạnh hơn.
Điều trị | Mục đích | Liều lượng | Thời gian |
Salt Bath | Điều trị ngay lập tức các các ký sinh trùng và nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. | 2.5% – 3% (25 – 30g/lit) | 2-5 phút, phụ thuộc vào sức khỏe của cá |
Salt Therapy | Điều trị lâu dài để bảo vệ cá bị bệnh chống lại các ký sinh trùng và hồi phục trong hồ | 0.3% – 0.5% (3 – 5 g/l) | 2-4 tuần |
Pond Salting | Để duy trì một nồng độ muối ổn định trong hồ | 0.2%-0.4% (2 – 4 g/l) | Vô thời hạn |
Như vậy, cho muối vào bể cá Koi là điều rất quan trọng. Tuy nhiên bạn cần tuân thủ nghiêm ngặt nồng độ muối cho vào phù hợp để không làm cá bị sốc và chết.
Ngoài nồng độ muối, bạn cần quan tâm đến một số yếu tố khác trong hồ cá koi như:
Tùy thuộc vào nguồn gốc và quy mô mà giá bán cá koi Nhật, koi…
Nếu bạn đang gặp vấn đề cá koi bơi chúi đầu xuống dưới, tôi xin…
Khách hàng tại huyện Sóc Sơn luôn mong muốn tìm được cơ sở bán cá…
Nếu bạn đang tìm kiếm địa chỉ bán cá koi Nhật, koi Việt đẹp, rẻ…
Cá koi bơi sát đáy bể, thành bể và cạ mình vào đó, thậm chí…
Tôi đã nuôi cá koi được 1 năm, 3 tháng đầu rất thuận lợi, cá…