NH3 trong hồ koi cao vượt ngưỡng cho phép sẽ khiến cá koi bị ngộ độc, thậm chí có thể chết. Bạn cần phải có biện pháp xử lý kịp thời để khắc phục tình trạng này.

1. Khái quát về mối liên quan giữa NH3 và hồ cá koi

Khi nói đến chơi cá, không riêng gì cá Koi, thì phải nói đến chơi nước, mà khi chơi nước, thì chuyện đầu tiên chúng ta cần phải quan tâm đến là quản lý hàm lượng của độc tố ammonia tích tụ trong nước. Độc tố ammonia là loại độc tố có tác hại mạnh nhất đối với các con cá của chúng ta. Ammonia tích tụ nhiều hay ít trong nước là qua sự phóng tiết qua cơ quan bài tiết của cá Koi phóng thải phân/nước tiểu cũng như sự phân huỷ của các loại thức ăn dư thừa trong nước.

Ammonia xuất hiện do sự biến dưỡng của động vật trong nước và từ sự phân huỷ các chất hữu cơ dưới tác dụng của vi khuẩn. Trong nước, NH3 (khí) tồn tại cân bằng cùng với NH4+ (ion). Dạng NH3 (khí) gây độc cho cá cảnh nói chung và cá koi nói riêng.

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tích lũy ammonia trong nước hồ nuôi:

  • Nhiệt độ
  • Độ mặn
  • pH
  • Oxy hòa tan
  • Nitrate
  • Lượng thức ăn dư thừa trong hồ

2. Nguyên nhân nồng độ NH3 trong hồ koi tăng cao

Thứ nhất, do chủ nhân cho cá ăn quá nhiều, lượng thức ăn dư thừa tích tụ lại lâu ngày sẽ tạo ra khí độc amoniac (NH3).

Thứ 2, do nồng độ pH trong hồ nuôi quá cao, khi độ pH trên 8.5 thì có nghĩa môi trường nước có tính kiềm mạnh. Khi pH tăng thì lượng NH3 (khí) trong nước tăng. Nếu tăng 1 đơn vị pH thì lượng NH3 (khí) sẽ tăng 10 lần. Môi trường này khiến cá bắt buộc phải trao đổi chất nhiều hơn nên cá chậm phát triển, gây ra tình trạng tăng ammonia – nền tảng của hợp chất Amoniac (NH3).

Thứ 3, do hệ thống lọc vi sinh kém hiệu quả, không lọc được phân, thức ăn thừa, cặn bẩn… trong hồ.

Nguyên nhân nồng độ NH3 trong hồ koi tăng cao

3. Tác hại khi nồng độ NH3 trong hồ koi tăng cao

Trong quá trình nuôi cá Koi hàm lượng khí độc NH3 luôn có xu hướng tăng rất nhanh và gây độc gây chết cá hoặc chậm lớn, dễ nhiễm bệnh, nổi đầu, nhảy khỏi mặt nước, giảm ăn, chậm lớn, lở loét da.

NH3 cao còn làm giảm chức năng miễn dịch và sức đề kháng,ngăn cản quá trình trao đổi chất, oxy, ức chế thần kinh,nên cá dễ nhiễm các bệnh khác như: cong người ở cá koi, nổi u…

Ammonia rất độc hại vì khi hiện hữu ở hàm lượng cao, sẽ làm bỏng đi các mô tế bào mang của cá, làm phỏng da và đường ruột của cá. Nếu tình trạng không được khắc phục trong một thời gian ngắn, cá sẽ chết do ngộ độc ammonia cấp tính. Trong các trường hợp hàm lượng ammonia thường trực hiện hữu trong nước, không được thanh tẩy kịp thời, thì cá sẽ chậm lớn, cá sẽ mất màu, và hệ thống miễn nhiễm suy yếu đi và dễ nhiễm trùng.

Tiêu chuẩn chất lượng nước dùng cho nuôi koi hay cá nói chung về chỉ tiêu Amoni:

  • Ammonia (NH3) <0.01
  • Ammonium (NH4+) 0.2-2 mg/l

Trong nước Ammonia phản ứng với nước theo phương trình thuận nghịch sau:

NH3 + H2O = OH- + NH4+

Ion NH4+ không độc với cá. NH3 ở dạng tự do (free ammonia) chính là nguyên nhân gây độc tính cho cá. Trong khi đó tất cả các test mà ta đo đều cho ra kết quả là tổng nồng độ của NH4+ và NH3. Vậy làm sao để biết nồng độ NH3 trong nước?

Nồng độ NH3 tự do trong nước phụ thuộc vào các yếu tố sau: tổng nồng độ của NH4+ và NH3; nồng độ muối trong nước; nhiệt độ; và pH

  • Độ muối trong nước càng cao thì độc tính NH3 càng giảm
  • Nhiệt độ càng thấp thì độc tính của NH3 càng giảm
  • pH càng cao thì độc tính của NH3 càng cao

Có rất nhiều trang web tính toán NH3 dạng tự do như:

  • http://www.hamzasreef.com/Contents/Calculators/FreeAmmonia.php
  • http://www.cnykoi.com/calculators/calcnh3c.asp

4. Xử lý tình trạng NH3 trong hồ tăng cao như thế nào?

  • Tăng lượng oxy hòa tan trong ao nuôi để thúc đẩy quá trình chuyển hóa NH3.
  • pH cần duy trì pH ở mức 7– 7.5 và kiểm soát nhiệt độ môi trường ao bằng cách: sử dụng lưới để che ao nuôi và tăng cường quạt nước để giảm nhiệt độ của môi trường ao nuôi. Tìm hiểu chi tiết hơn trong bài Cách tăng giảm nồng độ pH trong hồ cá koi.
  • Kiểm soát lượng thức ăn của tôm tránh tình trạng dư thừa quá mức.
  • Thay nước ao nuôi từ 30% đến 50%.
  • Sử dụng YUCCA C, YUCCA PHỐT, YUCCA USA 100 tùy tình trạng khí độc mà dùng liều lượng.
  • Sử dụng men vi sinh xử lý đáy Men Vi sinh TS 01 (Tăng cường phân hủy các chất hữu cơ , giảm mùi hôi, giảm các loại khí độc, làm sạch nước…)
  • Sử dụng “Đá” khử Ammonia, nó chính là zeolite. Zeolite được dùng phổ biến trong nuôi cá cảnh nói chung cũng như Koi và thường được dùng trong trường hợp khi bộ lọc sinh học có vấn đề, trong trường hợp khẩn cấp cần giảm nồng độ NH3 tức thời trong nước. Zeolite sẽ trao đổi ion với ion NH4+, diễn nôm ra là: zeolite sẽ hấp thụ Ammonia trên bề mặt, sau một thời gian thì zeolite trai đi không còn khả năng hấp thụ Ammonia nữa. Người ta sẽ gâm zeolite vào trong nước muối đậm đặc để tái sinh. Ammonia trong Zeolite giải phóng vào trong nước muối, kết quả là Zeolite hoạt hóa trở lại và có khả năng hấp thụ Ammonia.

Nếu bạn không thể tự xử lý được, bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được vệ sinh hồ cá koi nhằm cải tạo môi trường sống tốt cho cá.

Bài viết đã cung cấp cho bạn thông tin hữu ích về nồng độ NH3 trong hồ koi và hướng dẫn cách xử lý. Hy vọng với kiến thức trên bạn có thêm kinh nghiệm để nuôi Koi được khỏe mạnh.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu thêm về Mức Oxy lý tưởng cho hồ cá koi.

Chia sẻ

Mới nhất

Địa chỉ bán cá koi Nhật, koi Việt đẹp, giá rẻ tại quận Hà Đông

Tùy thuộc vào nguồn gốc và quy mô mà giá bán cá koi Nhật, koi…

07/06

Cá koi bơi chúi đầu xuống: Nguyên nhân và cách điều trị

Nếu bạn đang gặp vấn đề cá koi bơi chúi đầu xuống dưới, tôi xin…

25/11

Địa chỉ bán cá koi Nhật, Việt đẹp, giá rẻ tại huyện Sóc Sơn

Khách hàng tại huyện Sóc Sơn luôn mong muốn tìm được cơ sở bán cá…

25/11

Địa chỉ bán cá koi Nhật, koi Việt đẹp, giá rẻ tại huyện Gia Lâm

Nếu bạn đang tìm kiếm địa chỉ bán cá koi Nhật, koi Việt đẹp, rẻ…

30/09

Tại sao cá koi hay cạ mình vào thành bể? Xử lý như thế nào?

Cá koi bơi sát đáy bể, thành bể và cạ mình vào đó, thậm chí…

30/09

Cá koi bơi lờ đờ có phải bị bệnh không? Xử lý như thế nào?

Tôi đã nuôi cá koi được 1 năm, 3 tháng đầu rất thuận lợi, cá…

30/09