Danh mục: Tin tức

Bật mí cách nuôi cá koi không bị chết

Hình ảnh cá koi chết nổi, thoi thóp chờ chết là điều mà không người nuôi koi nào muốn nhìn thấy. Để điều này không xảy ra, trước khi nuôi cá koi, người nuôi cần trang bị kiến thức về nuôi cá koi không bị chết dưới đây.

Chọn giống cá koi khỏe mạnh

Theo ông Lê Văn Hòa (thị xã Bến Cát, Bình Dương), người nuôi cá koi lâu năm cho biết, cá koi đẹp và khỏe mạnh phải dáng thon dài, to ở phần đầu và thon gọn dần về phần đuôi, trông mạnh mẽ, vững chắc. Body cá đẹp rắn chắc, bụng không phệ, không ngắt quãng, liền khối.

Giống cá khỏe mạnh có hình dáng đẹp, màu sắc rõ ràng, dáng bơi đẹp

Khi nhìn vào, cá phải cân xứng, không mập quá mà cũng không ốm hay dài quá bởi như vậy mất cân xứng, ảnh hưởng đến sự phát triển của cá sau này về độ khủng của kích thước. Đường viền quanh thân thể cá phải thể hiện một đường cong mượt mà, tinh tế. Tỷ lệ đuôi và thân phải chuẩn, tức là phần gốc đuôi không quá mỏng, vai cá không được quá rộng hay bè ngang.

Khi thấy cá có thân hình như ý thì tiếp theo quan sát màu da, màu da cá phải sáng, sạch, mịn và trơn bóng. Da cá đẹp, tốt sẽ tác động đến vẻ đẹp của vảy cá, làm cho vảy cá đều đặn hơn. Không nên chọn con cá mờ nhạt, da tróc vảy, dơ, bám bẩn… sẽ không được xem là cá đẹp, thậm chí có thể con cá này đang mắc bệnh. Vây bơi của cá phải rõ ràng, đuôi cá không được bị lem màu, không nổ đỏ hoặc đen, cuống đuôi dày. (Xem chi tiết: Kinh nghiệm chọn cá koi đẹp, khỏe mạnh, không lỗi tật)

Nếu bạn muốn sở hữu những mẫu cá koi khỏe mạnh, hình dáng đẹp, bạn có thể tham khảo ngay các mẫu cá koi tại Askoi.vn

Môi trường sống tốt nhất cho cá koi

Môi trường sống có tác động lớn tới sức khỏe cá koi, các tác nhân gây bệnh chết cá từ đó mà đến. Vì vậy, muốn cá khỏe mạnh, không chết, người nuôi cần chú ý một số vấn đề sau đây:

  • Độ pH lý tưởng nhất từ 7,5-8,5. Người nuôi cần chuẩn bị máy đo pH cầm tay để kiểm tra độ pH thường xuyên.
  • Nhiệt độ trong nước nuôi cá Koi nên duy trì ở mức từ 20-27 độ C. Một số máy đo pH được tích hợp thêm tính năng đo nhiệt độ.
  • Lượng Oxy hòa tan trong bể cá Koi tối thiểu là 2,5mg/L. Người nuôi cần sử dụng các phương pháp duy trì oxy ổn định cho hồ cá.

(Tham khảo thêm: Các chỉ tiêu nước hồ Koi đạt tiêu chuẩn )

Các nguồn lấy nước hồ koi và lưu ý khi sử dụng:

  • Nước mưa: Dù bạn vừa mới hứng được nguồn nước mưa mới nhất, hay sẵn có được một thời gian đều cần lưu ý đến vấn đề xử lý nước mưa. Trong nước mưa, hàm lượng axit và asen có trong nước rất lớn sẽ nhanh chóng xuất hiện rêu xanh, cá bị suy dinh dưỡng, khó phát triển…
  • Nước máy: Nếu không xử lý nước máy trước khi nuôi cá tỷ lệ cá chết sẽ lên 95%. Nguồn nước máy có thể nhiễm những tạp chất dư thừa từ môi trường như clo, nitri, asen… cá sẽ xuất hiện những triệu chứng bỏ ăn, bơi lội chậm, màu sắc nhợt nhạt, sau một thời gian sẽ co giật và chết.
  • Nước giếng khoan: Đặc thù nguồn nước giếng khoan ở Việt Nam chính là nhiễm phèn, sắt, mangan nặng, không thích hợp nuôi cá cảnh. Bạn cần phải sử dụng những vật liệu lọc nước cơ bản nhất như than hoạt tính, cát mangan chuyên dùng để xử lý triệt để các kim loại có trong nước.

Lựa chọn thức ăn cho cá koi

Thức ăn cá koi rất đa dạng, người nuôi có thể tự làm thức ăn hoặc mua thức ăn sẵn, cụ thể như sau:

  • Nguồn thức ăn tự làm: Ngoài cho Koi ăn thức ăn chuyên dùng họ còn trộn thêm vào thức ăn của Koi các thực phẩm như cam, rau diếp, tôm, sò đã được chế biến, bánh mì nâu… để cung cấp thêm vitamin, chất xơ nhằm tăng sức đề kháng, củng cố hệ miễn dịch và tăng thêm sắc tố đỏ cho Koi.
  • Thức ăn mua sẵn: Gồm 2 loại, thức ăn hàng ngày cho cá và thức ăn tăng màu. Chúng được tính toán bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cần thiết, đúng liều lượng với cá koi.

Cho cá koi ăn còn cần để ý đến từng giai đoạn phát triển của cá như sau:

  • Cá mới nở tầm 3 ngày đầu: chúng sẽ tự nuôi dưỡng cơ thể bằng cách ăn noãn hoàng. Sau khi tiêu hết noãn hoàng, cá koi nhỏ có thể ăn các thức ăn bổ sung như bobo, các sinh vật phù du hay bột đậu nành pha loãng trong nước.
  • Cá koi được nửa tháng sau khi nở: cá koi chuyển qua ăn các loại động vật tầng đáy như giun, loăng quăng,…
  • Khi cá từ 1 tháng tuổi trở đi: có thể ăn các loại động vật nhỏ như giun, ốc hoặc ấu trùng sinh sống ở hồ. Ngoài ra ở lứa tuổi này Koi cũng giống như cá trưởng thành, chúng có thể ăn thực phẩm như cám, bã đậu, thức ăn dạng viên đã chế biến sẵn có trên thị trường.

Tham khảo ngay những mẫu thức ăn cho cá koi, giúp cá lên màu đẹp Tại đây.

Cách phòng bệnh cá koi

Nguyên nhân khiến cá koi chết nhiều nhất là do môi trường sống không đảm bảo sạch, an toàn, khiến cá nhiễm bệnh. Theo đó, để phòng bệnh cho cá koi, người nuôi cần áp dụng các biện pháp giữ nguồn nước trong sạch và tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh như sau:

  • Tẩy và dọn hồ cá koi kỹ trước khi thả cá, bón vôi CaCO3 (đá vôi) hoặc Ca(OH)2, phơi hồ koi trước để diệt mầm bệnh.
  • Cá mua về phải biết rõ nguồn gốc, không bị nhiễm các mầm bệnh. Cá mới bắt về phải được cách ly kiểm dịch.
  • Trước khi thả cá mới vào hồ, tắm cá bằng muối 3% để sát trùng vết thương do vận chuyển.
  • Cho cá ăn vừa đủ, tránh dư thừa thức ăn làm ô nhiễm nước.
  • Ngăn chặn các loài chim hoang dã và chim ăn thịt làm hại cá.
  • Sử dụng riêng biệt các dụng cụ cho các hồ nuôi khác nhau.
  • Không nuôi chung với các loài cá khác có khả năng mang mầm bệnh.
  • Vệ sinh môi trường nuôi thường xuyên bằng vôi bột tùy theo độ pH của nước ao. Nếu pH<7, bón 2kg vôi/100m3 nước, pH từ 7-8,5 bón 1kg vôi/100m3, bón định kỳ 2-4 lần/tháng. Pha nước vôi loãng tạt đều hồ để tiêu diệt mầm bệnh.
  • Trộn kháng sinh cho cá ăn vào những thời điểm giao mùa hoặc trước khi vận chuyển cá. Sử dụng Sulfamerazine liều lượng 220 mg/kg cá/ngày hoặc Oxytetracyclin 75 mg/kg cá/ngày, cho ăn kéo dài trong vòng 7-10 ngày.
  • Khi cá yếu hoặc có dấu hiệu bệnh (thường xảy ra khi thay đổi môi trường nuôi), ngâm cá với Oxytetracyclin liều lượng 10g/100 lít nước, ngâm liên tục từ 5-7 ngày. Trong quá trình điều trị không nuôi nhốt cá ở mật độ quá cao và ngưng cho ăn trong vài ngày.

Tìm hiểu thêm về những bệnh thường gặp ở cá koi và cách điều trị dứt điểm Tại đây.

Trên đây là những lưu ý để nuôi cá koi không bị chết. Trước khi nuôi cá koi, người nuôi cần chuẩn bị kiến thức và các vận dụng cần thiết để cung cấp môi trường sống tốt nhất cho cá koi, giúp chúng khỏe mạnh.

Chia sẻ

Mới nhất

Địa chỉ bán cá koi Nhật, koi Việt đẹp, giá rẻ tại quận Hà Đông

Tùy thuộc vào nguồn gốc và quy mô mà giá bán cá koi Nhật, koi…

07/06

Cá koi bơi chúi đầu xuống: Nguyên nhân và cách điều trị

Nếu bạn đang gặp vấn đề cá koi bơi chúi đầu xuống dưới, tôi xin…

25/11

Địa chỉ bán cá koi Nhật, Việt đẹp, giá rẻ tại huyện Sóc Sơn

Khách hàng tại huyện Sóc Sơn luôn mong muốn tìm được cơ sở bán cá…

25/11

Địa chỉ bán cá koi Nhật, koi Việt đẹp, giá rẻ tại huyện Gia Lâm

Nếu bạn đang tìm kiếm địa chỉ bán cá koi Nhật, koi Việt đẹp, rẻ…

30/09

Tại sao cá koi hay cạ mình vào thành bể? Xử lý như thế nào?

Cá koi bơi sát đáy bể, thành bể và cạ mình vào đó, thậm chí…

30/09

Cá koi bơi lờ đờ có phải bị bệnh không? Xử lý như thế nào?

Tôi đã nuôi cá koi được 1 năm, 3 tháng đầu rất thuận lợi, cá…

30/09