Cá koi bị tróc vảy nếu không được điều trị kịp thời có thể khiến cá bị chết. Tham khảo bài viết để tìm hiểu cách điều trị dứt điểm và phòng tránh bệnh này ở cá koi nhé!

Triệu chứng cá Koi bị tróc vảy

Ở giai đoạn đầu, cá sẽ không có biểu hiện gì bất thường và bạn chỉ có thể nhận thấy những thay đổi bằng cách quan sát cá có các biểu hiện như búng mình hoặc treo mình trong nước. Khi cá bị nhiễm nặng hơn thì những mảng trắng nhỏ sẽ xuất hiện trên da cá, phát triển với kích thước từ 0.2 – 0.5 mm, chúng sẽ lay lan nhanh khắp cơ thể cá, có thể làm tróc vảy cá ra, làm da cá đỏ hơn, dễ bị nhiễm trùng thứ cấp từ nấm và vi khuẩn ngay sau đó.

Nguyên nhân khiến cá Koi bị tróc vảy

Cá Koi bị tróc vảy là do cá đã bị nhiễm bệnh vảy trắng – một động vật đơn bào, rất nhỏ và không thể nhìn thấy được bằng mắt thường: Epistylis (khác với bệnh xù vảy khiến cá bị sưng mình như khối u). Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác gián tiếp gây nên bệnh này đó là bể nước không được chăm sóc, thay nước thường xuyên dẫn đến nhiễm khuẩn, tạo môi trường cho vi khuẩn Epistylis xâm nhập vào cá Koi.

Dù là nguyên nhân nào thì khi bị bệnh tróc vảy, cá Koi nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể khiến cá bị chết. Người nuôi cần thường xuyên quan sát và phát hiện những biểu hiện bất thường ở cá koi để tìm ra cách xử lý kịp thời nhất.

Nếu bạn quan tâm đến các mẫu cá koi, bạn có thể tham khảo nhanh tại mục Cá koi Nhật.

Cách điều trị cá Koi bị tróc vảy

Khi nhận thấy những dấu hiệu nhiễm bệnh ở cá Koi, bạn nên lập tức cách ly chú cá ra khỏi đàn và cho sang một bể nhỏ khác. Kế đến, bạn thực hiện chữa trị cho cá Koi bằng cách:

  • Điều trị tại chỗ bằng cách bôi keo ong lên cơ thể cá nếu thấy dấu hiệu cá bị nhiễm trùng thứ cấp hoặc nhiễm nấm.
  • Tắm muối với nồng độ 100g / 4.5 lít / 10 phút, lặp lại 3 ngày liên tiếp. Sau 3 ngày, bạn có thể thấy cá sẽ nhanh chóng hồi phục dần.
  • Cải tạo và thay nước trong ao/bể nuôi thường xuyên.

Nếu bạn không biết cách xử lý thế nào khi cá koi bị bệnh, bạn có thể tham khảo ngay Dịch vụ chăm sóc chữa bệnh cho cá koi của Askoi.

Cách phòng bệnh tróc vảy ở cá Koi

Cá Koi khi bị tróc vảy thì tại vị trí nhiễm sẽ rất dễ bị ký sinh trùng bám vào và những vi khuẩn gây hại tấn công sẽ tạo nên những vết loét. Dần dần, cá Koi sẽ ngừng ăn, gầy mòn và ngừng hoạt động khi chúng treo mình trong nước với đôi vây kẹp lại. Vì vậy, để phòng bệnh vảy trắng gây tróc vảy ở cá Koi, bạn cần phải chú ý về cách cho cá ăn và đảm bảo chất lượng nước tốt cho hồ cá.

Cách cho cá Koi ăn: bạn nên cho cá ăn 1 lần/ngày là đủ, không nên cho cá ăn quá 3 lần trong 1 ngày.

Ngoài ra, cần chọn những loại thức ăn có nhiều protein, hàm lượng chất béo từ 3-9%, có chứa các loại vitamin như vitamin A, E, D, C, K hay chứa tảo Spirulina, Krill meal và amino acid giúp cá lên màu đẹp. Gợi ý dành cho bạn là sử dụng loại thức ăn Koi Aquamaster – 1 trong những loại thức ăn cho Koi tốt nhất trên thị trường.

Không nên cho cá Koi ăn vào thời điểm 6-7 giờ sáng hay 7-8h tối vì đó là thời điểm lượng oxy trong hồ ở mức thấp nhất, khiến cá Koi khó hấp thụ oxy.

Để đảm bảo chất lượng nước cho hồ cá Koi, bạn nên chú ý những điều sau:

  • Độ pH: 7-7.5
  • Ngưỡng pH: 4-9
  • Nhiệt độ 20-27oC
  • Hàm lượng Oxy tối thiểu: 2,5mg/L. Thông thường, sau một thời gian nuôi cá thì chất thải, chất nhờn, ánh nắng mặt trời…sẽ làm cho tảo, rong rêu phát triển nhiều hơn, làm ảnh hưởng đến Oxy trong hồ, gây thiếu hụt lượng Oxy để cá hô hấp nên bạn hãy bổ sung cây cảnh xung quanh hồ để đảm bảo lượng Oxy cho cá.
  • Cố gắng giữ nhiệt độ nước, ngưỡng pH, độ pH duy trì ổn định, tránh sự thay đổi đột ngột dẫn đến sốc làm cá chết.
  • Khi thay nước thì phải thay từ từ, không thay một số lượng lớn dễ gây sốc cho cá. Cứ 2 ngày thay ⅓ lượng nước cũ trong hồ 1 lần.
  • Nước trước khi bơm vào hồ phải qua bước xử lý Clo (phơi nắng, dùng than hoạt tính…).

Nhìn chung, bệnh tróc vảy ở cá Koi chữa rất đơn giản, chỉ cần sử dụng keo ong và tắm bằng muối là có thể giúp cá nhanh chóng hồi phục, không nguy hiểm bằng một số bệnh khác như cá Koi bị rận, bị ghẻ…

Cá Koi nếu được chăm sóc và nuôi dưỡng tốt có thể sống đến vài chục năm. Do đó, để tăng tuổi thọ cho cá Koi, bạn đừng quên để ý đến những dấu hiệu nhiễm bệnh của cá để ngay lập tức có cách chữa trị nhé!

Mời bạn tìm hiểu thêm:

Chia sẻ

Mới nhất

Địa chỉ bán cá koi Nhật, koi Việt đẹp, giá rẻ tại quận Hà Đông

Tùy thuộc vào nguồn gốc và quy mô mà giá bán cá koi Nhật, koi…

07/06

Cá koi bơi chúi đầu xuống: Nguyên nhân và cách điều trị

Nếu bạn đang gặp vấn đề cá koi bơi chúi đầu xuống dưới, tôi xin…

25/11

Địa chỉ bán cá koi Nhật, Việt đẹp, giá rẻ tại huyện Sóc Sơn

Khách hàng tại huyện Sóc Sơn luôn mong muốn tìm được cơ sở bán cá…

25/11

Địa chỉ bán cá koi Nhật, koi Việt đẹp, giá rẻ tại huyện Gia Lâm

Nếu bạn đang tìm kiếm địa chỉ bán cá koi Nhật, koi Việt đẹp, rẻ…

30/09

Tại sao cá koi hay cạ mình vào thành bể? Xử lý như thế nào?

Cá koi bơi sát đáy bể, thành bể và cạ mình vào đó, thậm chí…

30/09

Cá koi bơi lờ đờ có phải bị bệnh không? Xử lý như thế nào?

Tôi đã nuôi cá koi được 1 năm, 3 tháng đầu rất thuận lợi, cá…

30/09